fbpx

3 LOẠI CHI PHÍ MỞ QUÁN CAFE NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Mở quán cafe để kinh doanh kiếm thêm thu nhập cho dù “tay trái” hay “tay phải” thì cũng cần phải chuẩn bị một khoản ngân sách dự trù, nhiều người cứ nghĩ rằng việc mở quán kinh doanh thức uống là đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm thực tế mới nhận ra không như mình nghĩ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm qua 3 loại chi phí mở quán cafe nhất định phải biết.

1. CHI PHÍ MỞ QUÁN CAFE – CHI PHÍ MẶT BẰNG

Yếu tố quan trọng, gần như chiếm nhiều nhất và khiến bạn cần cân nhắc cẩn thận trong cách tính chi phí mở quán cà phê là chi phí cho địa điểm kinh doanh. Thông thường, với những người có kinh nghiệm mở quán cà phê, cách tính chi phí mở quán cà phê của họ sẽ được chia ra những phần khác nhau, trong đó 30% trong chi phí tổng sẽ được dành riêng cho việc thuê địa điểm. Bởi khoản tiền bạn cần chi trả cho mặt bằng không chỉ ở khoản tiền cọc mà bạn phải tính toán đến phần chi phí sau này. Bởi thông thường, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh sẽ kéo dài từ 3 – 5 năm, thậm chí là thời gian dài hơi hơn. Chính vì thế, bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng về thời hạn hợp đồng, mức tiền thuê và số tiền tăng thêm theo từng năm. Khi đã có đầy đủ số liệu, bạn cần có kế hoạch tài chính để đảm bảo đủ số tiền chi trả không chỉ là khoản tiền cọc ban đầu mà còn là phần chi phí thanh toán trong quá trình hoạt động.

chi phí mở quán cafe kinh doanh
chi phí mở quán cafe kinh doanh

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng khoản tiền thuê mặt bằng chiếm quá nhiều so với tổng chi phí mở quán cà phê mà bạn có thể thanh toán, bạn hãy xác định mức giá cụ thể cho việc thuê địa điểm kinh doanh. Việc giới hạn chi phí không chỉ giúp bạn hạn chế được việc “vung tay quá trán” mà còn là công cụ hữu hiệu để bạn có thể thương lượng với phía cho thuê. Ngoài ra, khoản chi phí cố định này cũng sẽ hỗ trợ bạn khoanh vùng được những vị trí tiềm năng, điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn và lựa chọn được một vị trí lý tưởng nhất. Không chỉ cần có kế hoạch chi tiêu chi phí mở quán cà phê cho vị trí kinh doanh, bạn cũng nên dành thời gian để có thể quan sát trực tiếp từng địa điểm. Điều này, giúp bạn có những thông tin thực tế từ thị trường, từ đó, đánh giá mức độ phù hợp cho quán cà phê của bạn. Cùng với đó, bạn nên tham khảo nhiều mặt bằng trong khu vực tiềm năng để chắc rằng mức giá bạn thuê là hợp lý. Nếu bạn càng cẩn thận và chi tiết trong việc lựa chọn địa điểm, bạn sẽ càng dễ cân đối được mức chi phí sao cho phù hợp với số vốn đầu tư.

2. CHI PHÍ MỞ QUÁN CAFE – CHI PHÍ THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, ĐỒ DÙNG

Bên cạnh việc tốn phần lớn chi phí để thuê địa điểm, khoản chi phí cần thiết khác mà bạn cần quan tâm là số tiền dành cho việc thiết kế và mua sắm trang thiết bị. Khoản đầu tư cho thiết kế này sẽ phụ thuộc và thay đổi dựa trên diện tích quán và thời gian hoàn thiện bên cạnh đó, mức giá thi công sẽ có sự chênh lệch giữa các đơn vị khác nhau. Do vậy, nếu những yếu tố này thay đổi, chẳng hạn bạn muốn mở rộng không gian sử dụng hay rút ngắn thời gian thì bạn hãy dự toán thêm khoản tiền sẽ phát sinh trong cách tính chi phí mở quán cà phê của mình. Còn về phần nội thất cũng như đồ dùng, lúc này khoản chi phí sẽ dao động dựa trên số lượng, chất liệu cũng như nhà cung cấp. Tuy nhiên, để có thể tính chính xác khoản tiền mà bạn đầu từ thì bạn cần phân bổ chi phí khấu hao của sản phẩm, vốn thường được tính dựa trên thời hạn bảo hành. Với phương pháp này, cách tính chi phí mở quán cà phê của bạn mới được phản ánh chính xác, giúp bạn xác định mức chi phí để đưa ra mức giá phù hợp.

chi phí mở quán cafe kinh doanh
chi phí mở quán cafe kinh doanh

Để đảm bảo phần chi phí mở quán cà phê không bị “đội giá” quá nhiều, bạn nên tham khảo nhiều đơn vị thi công và cung cấp trang thiết bị, máy móc khác nhau nhằm có sự so sánh mức giá cũng như về các dịch vụ khác như giao hàng và bảo hành. Lúc này, nếu có thể, bạn có thể nhờ những chủ quán đã từng sử dụng chia sẻ về trải nghiệm thực tế. Điều này sẽ giúp bạn chọn lựa được đối tác đáp ứng được nhu cầu cùng mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tính toán trước số tiền phải chi trả dựa trên mức báo giá để chắc rằng phía đơn vị không “ăn gian” khoản chi phí của bạn nhưng bạn hãy nhớ dự trù khoảng 5 – 10% cho những khoản phí phát sinh hoặc thay đổi bởi thị trường. Ngoài ra, những chủ sở hữu có kinh nghiệm mở quán cà phê chia sẻ rằng, bạn nên lựa chọn 1 nhà cung cấp phân phối nhiều mặt hàng đa dạng, điều này giúp bạn nhận được khoản chiết khấu nhờ mua số lượng nhiều cũng như dễ dàng cho việc bảo hành hơn.

3. CHI PHÍ MỞ QUÁN KINH DOANH CÀ PHÊ – CHI PHÍ DUY TRÌ & BẢO TRÌ

Cuối cùng, một chi phí mà các chủ quán cũng cần chú ý đó là phí duy trì. Thoạt nhìn, tưởng chừng như khoản tiền này sẽ không chiếm quá nhiều trong tổng chi phí mở quán cà phê. Nhưng trên thực tế, những người có kinh nghiệm mở quán cà phê cho biết trong những tháng đầu, doanh thu của bạn cũng chỉ đủ để chi trả những một số khoản chi phí nhất định chứ không thể thanh toán được hết toàn bộ. Chính vì vậy, để có thể tiếp tục việc kinh doanh, lúc này khoản chi phí duy trì sẽ vô cùng cần thiết, bởi đây sẽ là “cứu cánh” giúp bạn thanh toán cho những phần chi phí phát sinh. Thông thường, chi phí duy trì thường sẽ gồm chi phí điện – nước, wifi, truyền hình cáp hoặc bổ sung vật dụng và dụng cụ cần thiết.

chi phí mở quán cafe kinh doanh
chi phí mở quán cafe kinh doanh

Ngoài khoản chi phí kể trên, bạn sẽ cần chuẩn bị một phần trong tổng chi phí để có thể thanh toán cho việc bảo trì hoặc bảo hành trang thiết bị. Chẳng hạn như vệ sinh máy lạnh, sửa chữa các máy móc khi có vấn đề hoặc đôi khi đơn giản là thay bóng đèn. Khi tính toán riêng, những khoản phí này không nhiều, nhưng sẽ phát sinh liên tục mà nếu bạn không có phần chuẩn bị trước, đôi lúc bạn sẽ bị vượt quá khoản chi phí dự định. Chưa kể đến, bạn sẽ không biết mức độ lỗi nặng hay nhẹ, bởi đôi khi, sẽ có những hư hỏng nặng mà bạn không ngờ đến. Do đó, để chắc rằng bạn có thể ứng phó kịp thời với những trường hợp bất ngờ như vậy, sự chuẩn bị sẽ giúp bạn đảm bảo việc chi trả, tránh ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của khách hàng và vận hành quán.

4. NHỮNG CHI PHÍ CẦN THIẾT KHÁC CẦN ĐƯỢC CÂN NHẮC

Bên cạnh những chi phí trên thì một số chi phí khác mà bất cứ người mở quán cafe kinh doanh nào cũng cần lưu ý thêm chẳng hạn như:

  • Nếu bạn không có kiến thức về pha chế thức uống thì ít nhất bạn phải bỏ ra một khoản thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu, học thêm các lớp học pha chế tổng hợp. Hoặc bạn có thể tìm các đơn vị setup menu mở quán cafe để họ có thể dùng kinh nghiệm cũng như hiểu biết chuyên sâu hướng dẫn và hỗ trợ bạn tốt hơn trong khâu đảm bảo chất lượng thức uống, chất lượng nhân viên làm nước pha chế,…
  • Kinh doanh thì phải có nguồn nguyên liệu mới ra được thành phẩm, đừng chủ quan nếu không tìm hiểu qua các đơn vị cung cấp nguyên liệu pha chế cũng như khoản chi phí ban đầu để mua đồ nguyên liệu pha chế thức uống cho menu quán của mình.
  • Hoạt động của quán không thể nào diễn ra trơn tru nếu chỉ có một mình bạn, hãy suy nghĩ thêm về việc tuyển dụng nhân sự hỗ trợ cũng như chi phí phải bỏ ra cho phần này.

Thị trường cà phê là mảnh đất “màu mỡ” và đầy hứa hẹn cho các chủ quán, tuy nhiên, để thực sự có được lợi nhuận từ quán cà phê thì việc chuẩn bị, tính toán và cân đối các chi phí tài chính là yếu tố quan trọng. Nếu bạn không có sự dự báo và đề phòng trước, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn tiền khiến cho quán “chết yểu” chỉ sau vài tháng hoạt động. Chính vì vậy những lưu ý về chi phí mở quán cafe kinh doanh trên đây sẽ là những thông tin cần thiết để bạn có thể tham khảo thêm. Liên hệ P-TASTE nếu bạn cần hỗ trợ gì nhé!

Nguồn tham khảo: F&B VietNam

P-Taste

P-Taste

To serve your success is our passion

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC

POST CÔNG THỨC ỨNG DỤNG-3

CÔNG THỨC TRÀ OOLONG RANG SEN VÀNG

Công thức làm TRÀ OOLONG RANG SEN VÀNG nằm trong Bộ Công Thức mới nhất nhà P-TASTE đồng hành cùng Thương Hiệu AMAZINgon bao gồm những loại đồ uống xu hướng được giới trẻ yêu thích nhất. Bên cạnh đó được sáng tạo từ những nguyên liệu chủ đạo tự nhiên, tốt cho sức khoẻ.

Read More »
error: Content is protected !!
Scroll to Top