Mua máy pha cà phê công nghiệp để phục vụ nhu cầu kinh doanh đồ uống là một trong những thiết bị dường như được coi là “thiết yếu” phải có trong bất cứ mô hình kinh doanh đồ uống hiện đại nào hiện nay. Sau khi chọn được loại máy pha cà phê công nghiệp phù hợp với mô hình, công suất,… thì vấn đề lắp đặt máy pha cà phê công nghiệp như thế nào cho hợp lý, đảm bảo công năng, ổn định trong lúc vận hành cũng là một vấn đề quan trọng mà nhiều chủ quán cần phải quan tâm. Đó chính là lý do bạn nên tìm hiểu những thông tin liên quan sau đây!

CHỌN VỊ TRÍ LẮP ĐẶT MÁY PHA CÀ PHÊ CÔNG NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Máy pha cà phê thì đương nhiên phải đặt trong quầy pha chế, nhưng vị trí đặt để như thế nào sẽ là hợp lý nhất. Vâng, để chọn được một vị trí lắp đặt máy pha cà phê công nghiệp phù hợp thì ắt hẳn bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Xác định vị trí đặt để máy pha cà phê:
Mỗi một mô hình kinh doanh, đặc biệt là những mô hình kinh doanh đồ uống có cà phê sẽ được thiết kế khác nhau dựa trên nhu cầu, sở thích, định hướng,… của chủ đầu tư. Vì vậy, một vị trí cho máy pha cà phê phù hợp ngoài việc đảm bảo tiện dụng khi sử dụng thì cần xét về các yếu tố thuận lợi trong việc: cắt/ khoan lỗ trên mặt quầy bar để nối dây cấp nước, dây điện, đường nước thải xuống dưới quầy cho đảm bảo tính thẩm mỹ. Yêu cầu đường kính lỗ phải là 60mm dưới gầm của máy pha cà phê công nghiệp. - Xác định vị trí cấp nước, thoát nước:
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy pha cà phê đó chính là nguồn cấp nước, chính vì vậy cần đảm bảo nước sử dụng cho máy pha cà phê là nước sạch đã được xử lý qua hệ thống lọc phù hợp. Hệ thống cấp nước và hệ thống thải sẽ đặt tại vị trí dưới gầm quầy bar đặt máy pha để cho việc cấp thoát nước vào máy pha gần hơn, ổn định hơn.
Liên quan đến việc làm hệ thống cấp – thoát nước cho máy pha cà phê thì cần thiết có những phụ kiện như:
– Kép chuyển inox ren trong ϕ 15 ren ngoài ϕ 12
– Valve khóa cho máy lọc Ro ϕ 6/12
– Băng Tan ( Keo cao su non) - Vị trí hệ thống cấp điện cho máy pha cà phê
Vị trí lắp đặt nguồn điện sẽ là phía dưới quầy bar sử dụng 1 Aptomat CB30A (sử dụng cho máy pha cà phê) ổ cắm siêu chịu tải 6000W-30A sử dụng cho máy xay cà phê, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả. Khách hàng không nên dùng công suất chịu tải thấp hơn tránh việc quá tải gây chập cháy nguồn điện. Hệ thống điện nên được bắt cố định ở vị trí cao cách xa mặt đất để đảm bảo tính an toàn.
Lưu ý:
Thông thường các loại máy pha 2 group sử dụng điện 3 pha với đầy đủ dây pha (L) trung tính (N) màu xanh dương và dây tiếp đất (E) sọc xanh vàng. Nếu nơi lắp đặt có nguồn điện 3 pha thì kết nối trực tiếp vào nguồn 3 pha này và đừng quên kết nối với dây tiếp địa.
Nếu nơi lắp đặt chỉ có nguồn điện 1 pha dân dụng thì chúng ta phải chập 3 dây pha ( L) lại làm 1 (phải xác định được chính xác 3 dây pha) và kết nối vào CB 1 pha có công suất phù hợp.

GỢI Ý SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MÁY PHA CÀ PHÊ CÔNG NGHIỆP VÀ LINH KIỆN PHÙ HỢP
Trên đây là gợi ý về việc bố trí lắp đặt máy pha cà phê công nghiệp theo sơ đồ phù hợp quầy pha chế, chủ đầu tư có thể tham khảo cũng như cần chuẩn bị những linh kiện cần thiết sau để cho viẹc vận hành tốt hơn như:
– Vị trí khoan lỗ để luồn dây thải, dây cấp nước và dây nguồn của máy: Lỗ khoan sẽ là đường kính phi 60 vị trí khoan ở mặt đá đặt như mô tả trên sơ đồ đấu nối các đường dây gọn gàng và thuận tiện nhất.
– Kép chuyển inox 15/12: Kép có tác dụng chuyển đổi từ ren trong sang ren ngoài để kết nối với phụ kiện máy pha và thiết bị.
– Keo cao su ( băng tan): Tác dụng làm kín các khớp nối giữa các ren và đường cấp nước.
– Aptomat tối thiểu 30A ( CB30A): Có khả năng ngắt điện tự động giúp bảo vệ máy khi xảy ra hiện tượng chập cháy điện.
– Ổ cắm nguồn 3 chân siêu chịu tải 6000W: Máy pha cà phê chủ yếu đều là các dòng máy nhập khẩu có tiêu chuẩn quốc tế gồm 3 dây, có cả 1 dây tiếp địa tránh hiện tượng rò điện ra ngoài vỏ máy, an toàn với người sử dụng.
– Chuẩn bị hệ thống lọc nước: đảm bảo được nguồn nước cấp cho máy cafe hoạt động theo chuẩn hiện hành và tăng tuổi thọ của máy.
– Nguồn cấp nước và đường nước thải: nguồn cấp nước có áp nước tối thiểu là 1,5-2 bar để đạt tiêu chuẩn.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI VẬN HÀNH MÁY PHA CÀ PHÊ LẦN ĐẦU TIÊN KHI LẮP ĐẶT
Thông thường với một máy pha cà phe emới thì bên trong boiler sẽ không chứa nước sẵn nên nếu khách hàng không để ý, bật công tắc đun nước ngay thì sẽ dẫn tới việc thanh đốt đun không có nước gây cháy hoặc giảm tuổi thọ thanh đốt. Vì vậy, các bước vận hành máy lần đầu tiên sau khi lắp đặt nên theo những bước sau đây:
Bước 1: Bật nguồn cấp nước cho máy (Khoảng thời gian là tương đối chung nhất cho nhiều thương hiệu)
Máy sau khi bật sẽ tiến hành hút nước vào trong boiler, đối với máy 1 group quá trình này vào khoảng 5 phút, máy 2 group là 8 phút, chủ quán để ý khi bơm chạy đồng hồ áp bơm phải nhích 6-8 bar thì bơm mới đang hút nước, sau khi hút đủ nước cảm biến sẽ đo được và dừng bơm nếu đồng hồ đứng im không nhúc nhích có nghĩa là nguồn cấp nước có vấn đề hoặc máy bị tắc hay gập ống ở 1 vị trí nào đó, sau khi hút đủ nước cảm biến sẽ đo được và dừng bơm.
Bước 2: Bật công tắc đun nước (Khoảng thời gian là tương đối chung nhất cho nhiều thương hiệu)
Sau khi hút đủ nước hãy tiến hành bật công tắc đun nước cho máy, quá trình đun nước và tạo áp suất sẽ diễn ra từ 10-15 phút tùy vào công suất thanh đốt và mực nước bên trong. Dấu hiệu nhận biết máy đã đủ điều kiện làm việc hay chưa thì chủ quán quan sát đồng hồ đo áp hơi, nếu kim chỉ từ 0,9 – 1,2 bar là máy đã đủ điều kiện làm việc.
Bước 3: Đo nhiệt độ nước ra ở họng pha (Khoảng nhiệt là tương đối chung nhất cho nhiều thương hiệu)
Nhiệt độ tiêu chuẩn chiết suất cà phê tốt là 92-94 độ C, chủ quán phải tiến hành dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước xả ra ở họng pha xem đạt đủ 94 độ C hay chưa nếu đã đạt thì máy đã đủ tiêu chuẩn để sử dụng. Nếu chưa đạt khách hàng cần xem lại và tham khảo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật để có thể chỉnh nhiệt độ máy pha cà phê.
Kiểm tra lại lần cuối xem có bị dò gỉ nước các vị trí ống nối và dây thải, kiểm tra dây nguồn đã chắc chắn hay chưa.
Nguồn: Internet